
Quy định hiện hành về đo lường được quy định trong Thông tư 23:2013/TT-BKHCN, ngày 26/09/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Quy định về đo lường đối với các phương tiện đo nhóm 2” (sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường) và Thông tư 07/2019/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 23/2013/TT-BKHCN”, các thiết bị quan trắc môi trường sau đây phải thực hiện kiểm định: phương tiện đo lưu lượng, nồng độ SO2, CO2, CO, NOx , bụi trong không khí, phương tiện đo lưu lượng, pH, DO, EC, TDS, độ đục trong nước.
Trên thực tế, “hiệu chuẩn” và “kiểm định” là hai khái niệm quan trọng tuy nhiên thường gây nhầm lẫn.
Nắm rõ sự khác biệt giữa hai hoạt động này sẽ giúp chủ tàu, doanh nghiệp và cá nhân tuân thủ quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng thiết bị đo.
1. Kiểm Định (Verification) – Yêu Cầu Pháp Lý Bắt Buộc
Kiểm định là hoạt động bắt buộc nhằm đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường quốc gia. Kiểm định bao gồm:
Kiểm định ban đầu: Trước khi thiết bị được đưa vào sử dụng.
Kiểm định định kì: Trong quá trình hoạt động theo chu kỳ quy định.
Kiểm định sau sửa chữa: Khi thiết bị được sửa chửa hoặc hiệu chuẩn.
🔹 Thiết bị đạt kiểm định sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định.
🔹 Nếu thiết bị không đạt yêu cầu, cá nhân/tổ chức sử dụng phải hiệu chuẩn hoặc sửa chữa trước khi kiểm định lại.
2. Hiệu Chuẩn (Calibration) – Bảo Đảm Độ Chính Xác
Hiệu chuẩn là hoạt động để xác định sai số của thiết bị đo và thiết lập sự tương quan giữa giá trị đo với chuẩn đo lường. Hoạt động hiệu chuẩn bao gồm:
Kiểm tra sai số: Xác định sai lệch giữa giá trị thiết bị đo và giá trị chuẩn.
Hiệu chỉnh (Adjustment): Cải thiện sai số để đưa thiết bị về trạng thái chính xác.
Cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn: Bao gồm kết quả sai số và hướng dẫn bù trừ sai số.
🔹 Hiệu chuẩn không bắt buộc theo pháp luật, nhưng rất quan trọng để bảo đảm độ chính xác trong đo lường.
🔹 Chu kỳ hiệu chuẩn tự do doanh nghiệp quyết định, thường theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
3. So Sánh Hiệu Chuẩn và Kiểm Định
Kiểm định
Hiệu chuẩn
Tính bắt buộc
Bắt buộc, phải tuân thủ đúng quy trình và thời hạn kiểm định.
Không bắt buộc, theo tiêu chuẩn ISO được cấp.
Quy trình thực hiện
Quy trình kiểm định do Bộ KHCN ban hành.
Quy trình hiệu chuẩn thông thường do đơn vị chứng nhận soạn thảo và được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP.
Kết quả thực hiện
Kiểm định đạt yêu cầu sẽ cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, tem kiểm định.
Hiệu chuẩn cấp Giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn và tem hiệu chuẩn.
Thời hạn
Thời hạn kiểm định định kì mỗi loại thiết bị được quy định rõ trong Thông tư của BKHCN, thường từ 1 đến 5 năm tùy loại thiết bị đo. |
Thời hạn hiệu chuẩn được thực hiện theo khuyến cáo của NSX hoặc SOP của đơn vị sử dụng, thường là 12 tháng.
4. Lưu ý cho chủ tàu và thuyền viên
✅ Kiểm định là bắt buộc, nếu không thực hiện có thể bị xử phạt hoặc cấm tàu rời cảng.
✅ Hiệu chuẩn không bắt buộc nhưng rất quan trọng, giúp tránh sai số gây nguy hiểm cho người và tài sản.
✅ Nên chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định và hiệu chuẩn uy tín, có giấy phép của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam.
📍 Liên hệ ngayCông Ty TNHH Kỹ Thuật Và Dịch Vụ VINATECH để được tư vấn và hiệu chuẩn thiết bị một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
VINATECH tự hào là đơn vị uy tín được cấp phép bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam – ĐK 574.
📍 Địa chỉ: Số 16 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng
📞 Hotline: 0845 199 666
🌐 Website: www.vinatech.info.vn
Để lại một bình luận